Bị từ chối vì nguồn gốc tổ tiên
Ingeborg Syllm-Rapoport sinh ngày 2/9/1912 tại Đức. Cha bà là một doanh nhân, mẹ có nguồn gốc Do Thái. Chính gốc gác này đã ảnh hưởng đến cuộc đời của Ingeborg Syllm.
Theo The Wall Street Journal, năm bà 16 tuổi, cha mẹ ly hôn. Syllm-Rapoport theo học ngành y tại Đại học Hamburg và đậu kỳ thi bác sĩ cấp bang năm 1937. Năm sau, bà nộp luận án tiến sĩ nghiên cứu về bệnh bạch hầu.
Tuy nhiên, Rapoport bị Đức Quốc xã xếp vào loại "Mischling" (tức là người có cả tổ tiên là người Do Thái và người Aryan) nên bà không được phép bảo vệ luận án và bị từ chối cấp bằng y khoa.
Giảng viên hướng dẫn luận án đã viết thư riêng gửi bà, nói rằng ông ấy sẽ chấp nhận luận án "nếu không có luật chủng tộc hiện hành".
Khát khao kiến thức và tinh thần kiên định đã thôi thúc bà tìm cách theo đuổi con đường học vấn cao hơn. Bà buộc phải rời bỏ quê hương và di cư sang Mỹ vào năm 1938. Bà thực tập tại các trường y ở quận Brooklyn (New York), thành phố Baltimore (bang Maryland) và thành phố Akron (bang Ohio).
Rapoport hoàn thành chương trình học sau đại học tại Trường Cao đẳng Y tế Phụ nữ Pennsylvania ở thành phố Philadelphia và nhận bằng bác sỹ y khoa. Bà làm bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở thành phố Cincinnati, sau đó trở thành trưởng khoa ngoại trú trước khi trở lại quê hương vào năm 1952.
Quyết tâm dự thi, không nhận tiến sĩ danh dự
Năm 2015, Khoa Y của Đại học Hamburg đã quyết định sửa chữa sự bất công của Đức Quốc xã năm xưa khi không cho Rapoport bảo vệ luận án tiến sĩ.
Đầu tiên, trưởng khoa y đề nghị cấp bằng tiến sĩ danh dự, nhưng bà kiên quyết kiểm tra miệng toàn bộ luận án của bà đã viết 77 năm trước đó, cập nhật cả những tiến bộ nghiên cứu mới trong lĩnh vực này. Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ độc đáo đã diễn ra tại nhà riêng khi bà đã 102 tuổi.
Sau buổi kiểm tra, trưởng khoa y đã phải thốt lên: "Bà Rapoport hoàn toàn xuất sắc. Kiến thức cụ thể của bà về những phát triển mới nhất trong y học không thể tin được".
"Chúng ta không thể xóa bỏ những bất công đã gây ra, nhưng những hiểu biết của chúng ta về quá khứ sẽ định hình quan điểm của chúng ta cho tương lai", vị trưởng khoa nói.
Syllm-Rapoport nhấn mạnh trong bài phát biểu nhận bằng rằng bà đã nỗ lực hết sức để đạt được học vị tiến sĩ ở độ tuổi này không phải cho bản thân mà cho tất cả những người đã phải chịu đựng sự bất công trong thời kỳ Đệ tam Quốc xã.
"Đối với cá nhân tôi, bằng cấp không có ý nghĩa gì cả, nhưng để hỗ trợ mục tiêu lớn lao tiếp cận với lịch sử - tôi muốn trở thành một phần của điều đó", Syllm-Rapoport nói với đài truyền hình NDR của Đức.
Sự trỗi dậy của Đức Quốc xã đã buộc Rapoport phải rời quê hương và từ bỏ sự nghiệp đang phát triển. Việc mất cơ hội sự nghiệp và sự tàn phá do chiến tranh gây ra đã phủ bóng đen lên cuộc đời bà. Mãi đến cuối đời, Rapoport mới tìm thấy cơ hội để khơi dậy niềm đam mê trí tuệ của mình.
Câu chuyện truyền cảm hứng của nữ tiến sĩ Ingeborg Syllm-Rapoport ở tuổi 102 là một bi kịch nhưng kết nhân văn. Bà là một biểu tượng của sự kiên cường, bền bỉ và tinh thần bất khuất của con người.
Rapoport qua đời ngày 23/3/2017, ở tuổi 104 nhưng quyết tâm theo đuổi ước mơ bất chấp nghịch cảnh to lớn của bà mãi thắp lên ngọn lửa cảm hứng cho các thế hệ mai sau.
Tử Huy (theo The Wall Street Journal)
Dù thua nhưng HLV Kim Sang Sik cho biết ông vẫn có những điều hài lòng về màn thể hiện của cầu thủ mới, cầu thủ trẻ ở tuyển Việt Nam.
"Tôi hài lòng với Hai Long, Vĩ Hào và một số cầu thủ trẻ. Họ có màn trình diễn tốt, nhất là Vĩ Hào, cậu ấy tạo được một số khoảng không khi di chuyển và chơi tốt hơn kỳ vọng của tôi", HLV Kim Sang Sik nói.
Về sai lầm của Văn Lâm ở bàn thua thứ 2, chiến lược gia người Hàn Quốc nói:"Khi bắt đầu hiệp 2, nhịp độ của đội tốt, tuy nhiên có một sai lầm dẫn tới bàn thua. Văn Lâm áp lực và tâm lý khi gặp Nga. Tôi hiểu điều này và tôi không chia sẻ gì với anh ấy sau trận. Văn Lâm cần thời gian để vượt qua. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cậu ấy thi đấu tốt".
"Chúng tôi có thay đổi ở hàng hậu vệ, tốt ở nhiều thời điểm. Đội cũng phân tích qua video để có được những gì tốt nhất. Tuyển Việt Nam chưa ghi được bàn thắng nhưng có sự thể hiện tốt", HLV Kim Sang Sik chốt lại.
Xem LPBank Cup 2024, trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tình hình càng thêm trầm trọng do các khoản trả nợ khổng lồ với Trung Quốc, dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ và chính phủ chi tiêu cao cũng như cắt giảm thuế làm xói mòn nguồn thu ngân sách. Trong khi đó, lạm phát bị thúc đẩy do chính phủ in tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài.
![]() |
Quân đội Sri Lanka đang đảm bảo các mặt hàng thiết yếu như gạo được bán theo giá chính phủ ấn định. Ảnh: EPA |
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nửa triệu người Sri Lanka đã rơi xuống dưới mức nghèo khổ kể từ khi đại dịch bùng phát, tương đương với việc đảo ngược tiến trình chống đói nghèo trong 5 năm.
Theo báo Guardian, lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục là 11,1% vào tháng 11 năm ngoái. Giá cả leo thang đã khiến những người trước đây khá giả đang phải vật lộn để nuôi sống gia đình. Nhiều người hiện không đủ khả năng chi trả cho các hàng hóa cơ bản.
Sau khi Tổng thống Rajapaksa tuyên bố Sri Lanka đang trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, quân đội được trao quyền để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, kể cả gạo và đường, được bán theo giá chính phủ ấn định. Song, điều đó hầu như không giúp xoa dịu nỗi thống khổ của người dân.
Điêu đứng vì khủng hoảng
Anurudda Paranagama, một tài xế ở thủ đô Colombo, đã làm công việc thứ hai để trả chi phí ăn uống tăng cao và trang trải khoản vay mua ôtô, nhưng vẫn không đủ. “Tôi rất khó trả được nợ. Đến khi phải trả tiền điện, tiền nước và tiền ăn uống thì tôi đã rỗng túi”, anh Paranagama nói và cho biết thêm, cả gia đình anh hiện chỉ ăn 2 bữa một ngày thay vì 3 bữa như trước kia.
![]() |
Giá rau củ ở Sri Lanka đã tăng hơn 50% so với trước đây. Ảnh: The Guardian |
Paranagama mô tả cách người bán tạp hóa trong làng của anh phải cắt những gói sữa bột 1kg và chia nó thành những gói 100g vì khách hàng không đủ tiền mua nguyên gói ban đầu. Gia đình anh hiện cũng chỉ mua 100g đậu thay vì 1kg cho cả tuần.
Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, mất việc làm và doanh thu quan trọng từ du lịch, vốn thường đóng góp hơn 10% GDP của Sri Lanka là rất đáng kể. Hơn 200.000 người dân tại quốc gia Nam Á đã mất kế sinh nhai trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Tình hình trở nên tồi tệ đến mức xuất hiện các hàng dài chờ đợi bên ngoài văn phòng cấp hộ chiếu, khi cứ 4 người Sri Lanka, chủ yếu là thanh niên và người được học hành, lại có một người bày tỏ mong muốn rời khỏi đất nước.
Đối với những công dân lớn tuổi, thực trạng gợi nhớ đầu những năm 1970, khi việc kiểm soát nhập khẩu và sản lượng thấp trong nước đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu, khiến mọi người phải xếp hàng dài chờ mua bánh mì, sữa và gạo.
Cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương WA Wijewardena cảnh báo, tình trạng vật lộn của người dân sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn và sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Ngập trong các khoản nợ nước ngoài
Một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Sri Lanka là gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ, đặc biệt đối với Trung Quốc. Nước này hiện nợ Trung Quốc hơn 5 tỷ USD và năm ngoái đã vay thêm 1 tỷ USD từ Bắc Kinh để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính cấp tính.
![]() |
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của Sri Lanka là gánh nặng nợ nước ngoài. Ảnh: Pacific Press |
Trong 12 tháng tới, đối với chính phủ và khu vực tư nhân, Sri Lanka sẽ phải hoàn trả các khoản vay trong và ngoài nước ước tính lên tới 7,3 tỷ USD, bao gồm cả việc hoàn trả 500 triệu USD trái phiếu quốc tế vào tháng 1. Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2021, dự trữ ngoại tệ sẵn có chỉ là 1,6 tỷ USD.
Theo cách tiếp cận thông thường, Bộ trưởng Chính phủ Ramesh Pathirana bày tỏ hy vọng sẽ giải quyết các khoản nợ dầu mỏ trong quá khứ với Iran bằng trà, cụ thể là gửi cho quốc gia Hồi giáo lượng trà trị giá 5 triệu USD mỗi tháng để tiết kiệm tiền.
Nghị sĩ đối lập và cũng là chuyên gia kinh tế Harsha de Silva gần đây phát biểu trước quốc hội rằng, dự trữ ngoại tệ ước tính là 437 triệu USD vào tháng 1 năm nay, trong khi tổng nợ nước ngoài cần thanh toán sẽ là 4,8 tỷ USD từ tháng 2 đến 10, đồng nghĩa "quốc gia sẽ hoàn toàn phá sản".
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ajith Nivard Cabraal trấn an dư luận rằng, Sri Lanka có thể trả các khoản nợ của mình một cách “liền mạch”. Song, quan chức này thừa nhận, đất nước có nguy cơ vỡ nợ rất lớn, dẫn đến hậu quả kinh tế thảm khốc.
Bất cập về chính sách
Trong khi đó, quyết định đột ngột của Tổng thống Rajapaksa vào tháng 5 về việc cấm tất cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu cũng như buộc nông dân sử dụng các sản phẩm hữu cơ mà không cảnh báo trước đã khiến một cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng trước đây phải điêu đứng.
Lí do vì nhiều nông dân, vốn đã quen dùng và thường xuyên lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, đột nhiên không có cách nào khác để tạo ra cây trồng khỏe mạnh hoặc chống lại cỏ dại, côn trùng. Nhiều người lo sợ bị thua lỗ nên đã quyết định không trồng trọt, làm tăng thêm tình trạng thiếu lương thực ở Sri Lanka.
![]() |
Nhiều nông dân Sri Lanka đã bỏ việc trồng trọt vì sợ thua lỗ. Ảnh: AP |
Chính phủ đã đảo ngược quyết định hồi cuối tháng 10 năm ngoái và người nông dân hiện phải vật lộn để trả phí mua phân bón nhập khẩu cao mà không có sự trợ giúp.
Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt các vấn đề và ngăn chặn các chính sách gây khó khăn, không được người dân đồng tình nhất, Chính phủ Sri Lanka đã sử dụng các biện pháp cứu trợ tạm thời, ví dụ như hạn mức tín dụng để nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu từ nước đồng minh láng giềng Ấn Độ, đồng thời hoán đổi tiền tệ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh cũng như các khoản vay để mua xăng dầu từ Oman.
Tuy nhiên, những khoản vay này chỉ mang lại sự cứu trợ ngắn hạn và phải được hoàn trả nhanh chóng với lãi suất cao, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của Sri Lanka.
Anushka Shanuka, một huấn luyện viên cá nhân, là một trong những người từng có cuộc sống sung túc nhưng hiện phải vật lộn để kiếm sống. Ông than phiền giá rau củ đã tăng hơn 50%.
“Chúng tôi không thể sống như trước đây, vào thời điểm trước đại dịch. Chính phủ hứa sẽ giúp chúng tôi nhưng không có gì xảy ra, vì vậy chúng tôi chỉ đang cố kiểm soát tốt nhất có thể. Tôi không biết chúng tôi có thể tiếp tục như thế này được bao lâu nữa", Shanuka đau khổ nói.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin thế giới 24h trên Vietnamnet
Dù phải mất một thời gian nữa mới có dữ liệu thống kê đầy đủ, nhưng những chỉ số ban đầu đã hé lộ ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với các nền kinh tế thế giới.
" alt=""/>Khánh kiệt vì Covid